Bún riêu là món ăn rất phổ biến và dân dã trong nền ẩm thực Việt Nam. Và điều quan trọng để tạo nên sự khác biệt và độc đáo của món bún riêu đó chính là gia vị nấu bún riêu. Cùng tìm hiểu bí quyết để sử dụng gia vị nấu bún riêu hiệu quả, cũng như cách nấu bún riêu ngon chuẩn vị nhất ngay sau đây:
1. Chọn Mua Cua Đồng Cho Bún Riêu Ngon
Để có nồi bún riêu ngon, ngoài việc chọn gia vị nấu bún riêu đầy đủ thì việc chọn cua đồng chất lượng cao là điều vô cùng quan trọng. Sau đây là cách chọn mua cua đồng tươi ngon, chất lượng:
Chọn những con cua đồng có vỏ màu xám tía và phần mai cua có màu sáng hơn. Nếu bạn muốn cua có nhiều gạch thì hãy chọn cua cái, chúng có phần yếm to và mịn, thường được gọi là “yếm bông”. Nếu thích hàm lượng thịt cao hơn, hãy chọn cua đực có yếm nhỏ hơn, nhọn hơn.
Chọn những con cua có chân và càng hoàn chỉnh, di chuyển nhanh nhẹn. Bạn có thể nhận biết cua tươi bằng cách ấn vào lớp yếm mịn bên dưới và cảm nhận được bọt khí thoát ra.
Để có được món bún riêu thơm ngon, thịt cua mềm, mịn mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng, bạn hãy giã cua bằng tay.
Bạn không nên chọn những con cua có mắt đỏ, có vết hình ngôi sao trên lưng hoặc có lông ở bụng dưới.
Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc chọn cua đồng ngon như trên, đảm bảo bạn sẽ nâng món bún riêu của mình lên một tầm cao mới, làm hài lòng khẩu vị của người thưởng thức.
Cua đồng tươi ngon là cua khoẻ, di chuyển nhanh, linh hoạt, có vỏ ngoài màu xám tía và phần mai cua có màu sáng.
2. Thành Phần Dinh Dưỡng Từ Cua Đồng
Cua đồng được xem là một gia vị nấu bún riêu cua đồng không thể thiếu. Đặc biệt, cua đồng còn được biết đến là một động vật có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người.
Cua đồng không chỉ là một món ăn phổ biến mà còn được coi là một loại vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, cua đồng được sử dụng để điều trị ứ huyết do chấn thương và bầm dập.
Cua đồng cũng chứa nhiều canxi, là thành phần quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển xương và răng. Điều này rất có ích cho trẻ còi xương và người mắc chứng loãng xương.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cua đồng là nguồn dinh dưỡng dồi dào, bao gồm các loại vitamin như B1, B2, PP, canxi, photpho, sắt, lipid, glucid, protid, axit amin và các khoáng chất quan trọng, như magie, kali và natri. Các chất dinh dưỡng này có tác dụng trong việc chữa trị vết thương đụng dập, lở loét, sưng tấy, viêm thận cấp, trị trướng bụng, trị lở ngứa, phù tim và giúp giảm cảm giác bồn chồn, chán ăn và điều hòa tâm trạng.
Cua đồng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ con người
Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật cách làm nước mắm ngon đúng cách
3. Cách chọn giò heo tươi ngon chon món bún riêu cua
Ngoài việc chú ý đến gia vị cua nấu bún riêu, bạn còn cần phải biết cách chọn giò heo sao cho chuẩn. Chọn giò heo phần chân sau vì phần này thường có nhiều thịt hơn và giá trị dinh dưỡng cao hơn. Giò ngon thường có độ đàn hồi tốt và móng còn nguyên vẹn.
Nếu giò heo có màu xanh, tím hoặc có dịch lạ chảy ra, đây có thể là dấu hiệu của lợn bệnh đã tiêm kháng sinh hoặc lợn chết lâu ngày, không nên mua để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hãy chọn mua giò heo tại các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm uy tín để đảm bảo chất lượng
Giò heo là thành phần quan trọng trong món bún riêu cua
3. Cách sơ chế giò heo không bị hôi cho món bún riêu
Dù gia vị nấu riêu cua có chuẩn chỉnh nhưng phần giò heo không biết cách sơ chế thì món bún riêu cũng mất ngon phần nào. Giò heo sau khi mua về, dùng dao cạo sạch lông, sau đó chà xát với muối để khử mùi hôi rồi rửa lại bằng nước sạch. Bạn cũng có thể chần giò heo qua nước sôi có thêm hành tím và gừng đập dập khoảng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi.
Thêm vào đó, ngâm giò heo trong nước muối pha loãng có thêm chanh hoặc giấm và gừng đập dập cũng là một cách hiệu quả để khử mùi. Khi đã sơ chế giò heo đúng cách, kết hợp với gia vị nấu bún riêu đúng thì chắc chắn bạn sẽ có món bún riêu chuẩn vị nhất.
Giò heo mua về cần biết cách sơ chế đúng để không bị hôi
5. Những loại rau thường ăn kèm với bún riêu
Khi đã biết gia vị riêu cua đúng cách để có tô bún riêu thành phẩm tuyệt hảo thì bạn cần chọn rau để ăn kèm phù hợp. Bạn có thể chọn nhiều loại rau nêm bún riêu theo sở thích của gia đình để ăn kèm với bún riêu. Những loại rau cơ bản bao gồm: rau muống bào, tía tô, kinh giới, xà lách, giá, hành lá và ngò gai. Ở một số vùng, người ta còn dùng thêm rau húng quế và rau chuối bào. Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào chi tiết cách gia vị nấu bún riêu.
6. Mẹo và Kinh Nghiệm Nấu Bún Riêu Cua Đồng Hoàn Hảo
Để có được nồi bún riêu cua đồng thơm ngon và hấp dẫn thì bạn cần phải có bí quyết. Cùng với cua đồng và những gia vị nấu bún riêu cua, chúng ta có thể bắt tay vào bếp cùng trổ tài nấu bún riêu cua thật hấp dẫn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Trứng gà : 1 quả
Cua đồng: 400 – 500gr
Thịt xay: 300 – 350gr
Cà chua: 3 – 4 quả
Đậu khuôn (loại chiên sẵn): 3-4 miếng
Giò sống (mọc): 100gr
Tôm khô: 20gr
Bún tươi: 1kg
Huyết heo: 100gr
Hành tím, tỏi đã bóc vỏ: 5-6 tép
Dầu màu điều: 3 muỗng cà phê
Rau nêm: Hành lá, ngò gai
Rau sống ăn kèm: Giá, rau muống bào, rau chuối bào, rau kinh giới,…
Mắm tôm, nước mắm, chanh, ớt và các gia vị thông dụng ( đường, muối, bột ngọt, tiêu, hạt nêm…)
Một số nguyên liệu nấu bún riêu cua đồng
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chuẩn bị cà chua rửa sạch, thái múi cau vừa ăn để tránh việc làm cà chua bị nát khi nấu.
Rau sống rửa sạch, vớt để ráo trên rổ.
Tôm khô ngâm với nước ấm 15 phút rồi xã lại bằng nước lạnh 1-2 lần, sau đó dùng chày giã dập.
Hành tím, tỏi băm nhỏ ra chén.
Hành lá, ngò gai cắt nhỏ để làm rau nêm.
Huyết heo có thể mua loại làm sẵn tại siêu thị hoặc chợ về, cắt khối vừa ăn (3 – 4 cm).
Đậu khuôn cắt miếng vừa ăn (khoảng 2 – 3 cm).
Bước 2: Sơ chế cua đồng
Rửa cua đồng qua nhiều lần với nước lạnh (lưu ý: không rửa bằng nước lọc hoặc nước ấm) rồi gỡ mai và tách cua đôi.
Dùng tăm hoặc nĩa lấy phần gạch cua (phần màu vàng bên trong cua) ra.
Gia giã phần xác cua sau đó xay nhuyễn.
Thêm ½ muỗng cà phê muối vào phần cua xay nhuyễn, sau đó thêm vào 1 lít nước lạnh và lọc qua rây khoảng 3 – 4 lần để lấy phần nước mịn.
Cho thịt xay và 1 quả trứng gà vào phần cua xay nhuyễn, sau đó thêm vào ½ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê bột ngọt, ¼ muỗng cà phê bột tiêu và trộn đều lên.
Đem đi hấp khoảng 20-30 phút cho tới khi chín.
Sơ chế cua đồng
Bước 3: Nấu nước dùng
Bắt nồi nước lọc của cua lên bếp, thêm ½ muỗng cà phê muối và nấu với lửa nhỏ tới khi thấy riêu cua nổi mảng trên mặt nước. Dùng rây hoặc muỗng vớt riêu cua ra tô.
Cho vào chảo 3 muỗng dầu màu điều, 1 muỗng cà phê hành tỏi băm, tôm khô giã thô, xào thơm và cho cà chua thái vào xào cho cà chua ra màu đẹp hơn khi nấu.
Sau đó cho hỗn hợp xào vào nồi nước dùng trên.
Khi nước vừa sôi, dùng muỗng cà phê nặn từng viên giò sống thả vào nước tới khi giò sống nổi lên mặt nước là chín.
Tiếp theo cho thêm huyết heo, đậu hũ và phần cà chua còn lại vào. Nêm thêm 3 muỗng hạt nêm, 1/3 muỗng muối, ½ muỗng mắm ruốc rồi chờ nước sôi lên lại thì tắt bếp.
Bước 4: Trang trí và thưởng thức
Nước dùng sau khi nấu có màu gạch vàng, hương thơm lừng, nhiệt độ nóng hổi.
Khi dùng cho bún ra tô, thêm một ít riêu cua hấp, ăn nóng cùng với các loại rau sống.
Thành phẩm món bún riêu cua đồng
7. Kết Luận
Trên đây là những chia sẻ về cách sử dụng gia vị nấu bún riêu để nấu bún riêu thơm ngon và hấp dẫn nhất ngay tại nhà. Đừng quên rằng việc lựa chọn nước mắm và các loại gia vị chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị hấp dẫn cho món bún riêu cua đồng. Vì vậy, đừng ngần ngại trải nghiệm sản phẩm nước mắm và gia vị tại Ome Food - thương hiệu uy tín và chất lượng mà bạn nên tham khảo.
Nước mắm nhĩ cá cơm cao cấp Ome Food, đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ
Nước mắm nhĩ cá cơm Ome Food - Với đa dạng độ đạm khác nhau, nguồn cá cơm 100% tự nhiên và được chế biến đảm bảo chất lượng, mang lại những giọt nước mắm thơm ngon, chuẩn vị nhất.
XEM THÊM:
- Hải Phú - Công ty hàng đầu trong lĩnh vực Thuỷ - Hải Sản xa bờ
- Tất tần tật những kỹ năng vào bếp được cập nhật mới nhất